当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Dortmund vs Stuttgart, 21h30 ngày 8/2: Duy trì mạch bất bại 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Siêu máy tính dự đoán Bayern Munich vs Bremen, 02h30 ngày 8/2
Ban ngày cả hai vợ chồng đi làm ở công ty thì không nói làm gì vì ai cũng bận việc riêng của mình. Song đến chiều về, anh chẳng giúp đỡ làm việc nhà cho vợ (Ảnh minh họa)
Khi yêu nhau, anh luôn yêu chiều tôi. Mỗi khi hai đứa giận nhau, anh toàn chủ động làm lành trước. Chưa khi nào anh cáu gắt với tôi huống chi nói đến chuyện động chân động tay. Sáng nào anh cũng qua nhà đưa tôi đi làm, chiều lại đưa tôi về. Tối 2 đứa gặp nhau và đi chơi, đi ăn uống.
Thế mà cưới nhau về, anh như bỗng biến thành con người khác. Ban ngày cả hai vợ chồng đi làm ở công ty thì không nói làm gì vì ai cũng bận việc riêng của mình. Song đến chiều về, anh chẳng giúp đỡ làm việc nhà cho vợ. Anh để mặc tôi ở nhà lo cơm nước, dọn dẹp và vô tư đi chơi bóng đá với bạn. Đến hơn 19 giờ tối anh mới về nhà tắm giặt và ăn cơm.
Ăn cơm xong, anh cũng chẳng dọn dẹp giúp vợ. Anh lên phòng check mail, xem ti vi. Tôi cứ hì hụi dọn dẹp mâm bát và nhà cửa gọn gàng. Dọn xong là cũng đến giờ đi ngủ.
Đặc biệt, anh vào giường trước nhưng cũng chẳng bao giờ chịu mắc màn giúp vợ. Anh chừa luôn cả việc mắc màn cho tôi. Hôm nào tôi lười không mắc, anh lại nói tôi chẳng ra gì. Anh chê tôi là vợ chồng trẻ mà không biết chăm sóc chồng. Tôi bảo anh sao chẳng làm đỡ tôi việc này thì anh bảo việc cỏn con đó, anh chẳng muốn nhúng tay?
Ngày nào cũng như ngày nào chỉ vì cái việc cỏn con như vậy mà cãi nhau khiến tôi mệt mỏi và ức chế. Tôi kêu than với chồng thì anh nói tôi lắm lời. Tôi làm găng lên không làm thì anh nói tôi là phụ nữ là làm biếng việc nhà. Rồi anh nói xiên nói xẹo bảo tôi ở bẩn thế khi để nhà bẩn thế kia, bừa bộn thế kia. Anh còn kêu anh bị lừa vì trước khi yêu tôi đâu có lắm lời như thế. Còn tôi lại một mực đổ lỗi cho anh khiến tôi trở nên như vậy.
Cứ như thế, suốt mấy tháng sau cưới, cuộc sống của vợ chồng tôi chẳng có mấy ngày mật ngọt. Chúng tôi cứ bị những thứ vặt vãnh hàng ngày làm cho mâu thuẫn và nỗi thất vọng về nhau cứ tăng lên. Cho tới đêm qua, lần đầu tiên vợ chồng tôi đã “chiến tranh” lớn chỉ vì lý do tôi không mắc màn cho chồng ngủ.
Cụ thể chuyện này ở nhà tôi như thế này. Sau khi tôi đã lau dọn nhà bếp, nhà vệ sinh thì đồng hồ cũng đã điểm 22 giờ đêm. Cả ngày chốt hợp đồng trước Tết mệt mỏi, về nhà lại trăm việc không tên, trong khi chồng thì cứ thảnh thơi như vậy khiến tôi cũng đá thúng đụng nia. Khi chồng chả thèm đến thái độ này của tôi thì tôi bắt đầu trở nên lầm lì. Anh hỏi gì, sai gì tôi cũng không nói.
Đúng lúc tôi đang bắt đầu đi tắm thì anh gọi với bảo tôi vào mắc màn giúp anh. Dù giọng của chồng tôi lúc đó vẫn bình thường và không cao giọng chút nào nhưng tôi cứ cảm thấy khó chịu. Tôi nói với anh tôi đi tắm, anh tự đi mà mắc. Tôi còn bảo: “Nếu anh không tự mắc màn được thì tối nay cứ ngủ không màn 1 tối. Cũng chẳng sợ muỗi tha đâu mà lo”. Nói xong, tôi đi vào phòng tắm.
Lúc tôi tắm xong trở ra, chồng tôi nằm xem ti vi và hất hàm hỏi lại: “Tôi hỏi cô lần nữa, cô có mắc màn cho tôi ngủ không?”. Thấy anh tỏ thái độ và đổi hướng xưng hô “cô - tôi” như vậy, tôi cũng dứt khoát: “Không, muốn thì tự đi mà mắc. Tôi mệt rồi!”.
![]() |
Suốt cả đêm qua và cả ngày nay tôi không tài nào chợp mắt được. Tôi sốc vì bị ăn tát của chồng (Ảnh minh họa) |
Câu nói của tôi vừa dứt thì anh đùng đùng nhổm dậy giáng cho tôi một cái tát. Anh vừa tát vợ vừa bảo: “Tôi lấy cô về đã bắt cô làm công to việc lớn gì đâu. Chỉ nhờ cô mắc màn trong 1 phút là xong mà cô không mắc. Có loại vợ nào lại như thế không?”. Anh còn nói: “Tát cho chừa và xem lại bản thân đi”. Cho vợ ăn tát xong, anh lẳng lặng đi ngủ để mặc tôi khóc lóc mà chẳng dỗ dành hay xin lỗi vợ.
Suốt cả đêm qua và cả ngày nay tôi không tài nào chợp mắt được. Tôi sốc vì bị ăn tát của chồng. Tôi cũng thất vọng về chồng nữa. 4 tháng chính thức về sống cùng nhau, tôi chẳng bao giờ nghĩ, vợ chồng lại xô xát, cãi vã thậm chí tôi phải ăn liền 6 cái tát cháy má của chồng chỉ vì một lý do cỏn con: không mắc màn cho chồng ngủ.
Tôi đang dự định, chừng nào chồng không xin lỗi tôi, tôi sẽ không tha thứ cho chồng. Nếu "găng" lên, tôi sẽ về nhà ngoại ăn Tết mà không cùng chồng về nhà chồng Tết này để “trả đũa” anh. Tôi làm vậy có đúng không?
(Theo Hoài Anh/MASK Online)" alt="Chỉ vì không mắc màn cho chồng ngủ mà tôi bị 'ăn' tát"/>Phút 55, Messi nhận bóng bên trái, vượt qua hai cầu thủ rồi tạt vào cho Lautaro Martinez ngả người vô-lê cắt kéo về góc cao trong thế quay lưng về cầu môn. Đây là bàn thứ 1.999 trong lịch sử tuyển Argentina, còn tiền đạo 27 tuổi cân bằng thành tích ghi bàn của huyền thoại Diego Maradona trên ĐTQG (32 bàn).
>> "Vợ không có quyền lên án người thứ 3 cướp chồng"
Kính gởi chị TS Việt Anh.
Bài viết này được viết từ một người phụ nữ rất bình thường, không có học hàm học vị gì cả. Nhưng xin được nói đôi lời với chị như sau:
Thứ nhất, sau bao nhiêu năm tiến hóa, con người có tư duy và nhận thức khác hẳn những loài động vật bậc thấp khác. Không còn ăn lông ở lỗ, sinh hoạt bầy đàn, giao phối quần hôn.
Thứ hai: Phương Đông hay Phương Tây, Việt Nam hay Hàn Quốc, hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, đều coi trọng sự chung thủy.
Thứ ba: Xã hội nào cũng phấn đấu đi lên vì hạnh phúc, vì sự bình yên của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Xã hội đặt ra chuẩn mực là vì bản chất của điều đó là tốt đẹp, mang ý nghĩa nhân văn, chứ không phải vì nó là “tỷ lệ lớn”.
Tôi đã đọc hai bài viết của chị, và xin lỗi chị, tôi thấy nó quá là thiếu đạo đức.
Thứ nhất, chị nói “Xã hội không nên lên án người thứ ba”. Tại sao chúng tôi lại không được lên án những cái, sai cái xấu? Tại sao chúng tôi lại không được lên án những con người xấu? Những việc làm không tốt đẹp? Xin được hỏi chị: Những người thứ ba đã làm điều gì để bị cả xã hội lên án?
![]() |
Muốn thiên hạ đừng ném đá, thì chớ làm người thứ ba làm gì. Hãy đợi anh ta bỏ vợ đàng hoàng đi đã, rồi đường đường chính chính mà làm người thứ nhất. (Ảnh minh họa) |
Thứ hai, chị cho rằng “Người vợ không có quyền lên án người thứ ba”. Nếu đã nói đến quyền, thì xin được hỏi chị, chị đọc điều khoản đó ở đâu? Vợ không có quyền lên án người thứ ba, vậy người thứ ba lấy quyền gì để giành giật hạnh phúc của người vợ?
Thứ ba, chị nói “Người thứ ba cũng có quyền như người vợ”. Vậy thì chúng ta phân biệt giữa vợ và người thứ ba làm gì? Chị nói đúng. Ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình. Nhưng cái việc mưu cầu ấy nó phải chính đáng, phải đàng hoàng, và không làm ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Không phải vì mưu cầu hạnh phúc của mình, mà sẵn sàng tranh cướp, giành giật, dùng âm mưu thủ đoạn để lấy cái hạnh phúc của người ta về làm hạnh phúc của mình. Tự mình làm nên thì tốt chị ạ, còn mưu cầu theo kiểu của chị, người ta gọi đó là “Cướp giật”. Kẻ cướp ngoài đường, chúng cũng mưu cầu hạnh phúc cả đấy chị ạ.
Chuẩn mực, nghĩa là điều tốt đẹp mà mọi người luôn hướng tới, luôn phấn đấu để đạt được. Chuẩn mực bao giờ cũng phải mang ý nghĩa nhân văn, còn cái loại “Chuẩn mực ngoại tình” mà chị nói đến, tên gọi chính xác của nó là "tệ nạn xã hội" chị ạ. Xã hội hiện đại, bình đẳng giới được nâng cao, nên ngoại tình như nấm mọc sau mưa, nhưng ngoại tình với tỷ lệ nhiều đến đâu chăng nữa, thì cũng không bao giờ được gọi là chuẩn mực. Chị gọi điều đó là chuẩn mực, vậy chúng ta sẽ dạy dỗ những thế hệ sau này thế nào đây?
Ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc, nhưng khi người vợ lấy được một người chồng tốt, thì chị lại cho rằng: “Đã cướp đi cơ hội có một ông chồng đẹp trai, tài giỏi, thành đạt của các cô khác”. Điều này có nực cười không? Chọn cho mình một người chồng tốt, cũng là một cái lỗi. Còn chen vào gia đình nhà người ta, ngoại tình với chồng người ta thì lại là một chuyện đương nhiên?
Thế sao chị không viết bài khuyên răn các cô bồ đừng làm người thứ ba làm gì, mà hãy cặp với những “người nghèo khổ, tàn tật, bệnh hoạn, đau ốm...” để khỏi bị thiên hạ ném đá? Ngoại tình, nguyên nhân do đàn ông là chủ yếu, do anh ta không chắc lòng vững dạ trước những cám dỗ ngoài hôn nhân, do anh ta thèm của lạ, ham vui, do anh ta không hạnh phúc và hàng ngàn nguyên nhân có cánh khác. Nhưng không thể phủ nhận tội lỗi của những kẻ thứ ba trong mối quan hệ này được. Họ đã vứt bỏ hết lòng tự trọng, danh dự, đạo đức và nhân phẩm để lao vào một gã đàn ông đã có vợ, đang ràng buộc hôn nhân với một người phụ nữ khác, làm đau khổ và tổn thương người phụ nữ ấy.
Chị nói đúng. Đàn ông không phải là một vật vô tri vô giác để mà giành giật. Nhưng chính vì không phải là vật vô tri, nên anh ta có tư duy, có cảm xúc, có nhận thức. Nếu anh ta đang sống trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, không lẽ anh ta lại không biết tìm đường thoát ra? Anh ta lại không biết cách tự giải thoát cho mình? Nhất là khi anh ta đẹp đẽ, tài giỏi, giàu có???
Muốn thiên hạ đừng ném đá, thì chớ làm người thứ ba làm gì. Hãy đợi anh ta bỏ vợ đàng hoàng đi đã, rồi đường đường chính chính mà làm người thứ nhất. Tại sao phải lao vào làm người thứ ba? Hay tại không có đủ tố chất và khả năng? Tài đảm thì đã chọn cho riêng mình một người chồng, không phải tranh giành chung đụng cùng ai, không phải nghe thiên hạ phỉ nhổ, xã hội lên án, đúng không chị?
Hôn nhân là chuyện đời tư, không ai có quyền phán xét. Nhưng đạo đức và hành động của một con người, thì người ta hoàn toàn có quyền phán xét. Nhất là khi nó làm cho những người khác đau khổ, làm ảnh hưởng đến trật tự và sự bình yên của xã hội.
Ngoại tình hay không, có phản bội vợ con hay không, chủ yếu do đàn ông quyết định. Nhưng có ngoại tình với những gã đàn ông như vậy hay không, lại là do đàn bà quyết định hoàn toàn. Đừng có làm người thứ ba, rồi lại đòi hỏi công bằng, yêu cầu xã hội phải thay đổi, phải chấp nhận. Nếu đã xác định làm người thứ ba, thì hãy chấp nhận những điều sẽ xảy đến như một việc tất yếu.
Huệ Nguyễn
"Vợ không có quyền lên án người thứ 3 cướp chồng"" alt="Vợ có đủ quyền để lên án kẻ thứ 3"/>Nhân định, soi kèo Cagliari vs Parma, 21h00 ngày 9/2: Bổn cũ soạn lại
Là con gái miền Bắc về làm dâu một gia đình miền Trung nên tôi luôn cố gắng để làm vừa lòng nhà chồng. Mặc dù thu nhập của vợ chồng tôi lúc đó rất thấp, biết tằn tiện, hai vợ chồng và đứa con mới sống tạm ổn. Nhưng mỗi kỳ lấy lương, tôi đều dành ra một khoản nho nhỏ mua đường sữa, bánh trái về biếu bố mẹ chồng. Cứ tưởng ông bà sẽ vui lắm nhưng tôi thấy thái độ của mẹ chồng hơi khó chịu và tỏ ra không vừa lòng. Bà nói: “Mua gì ba cái thứ này tốn tiền…”. Vì chưa hiểu tính bà, tôi cứ nghĩ bà tiếc tiền cho chúng tôi nên cố vui vẻ thuyết phục: “Có đáng là bao đâu mẹ, ba mẹ nhận cho con vui lòng”.
Tết năm ấy, vì muốn tạo bất ngờ cho nhà chồng, tôi đã dành hẳn nửa tháng lương mua cho ba mẹ, hai đứa em chồng quần áo, giày dép mới… Thấy tôi đưa về một đống đồ, bà phản ứng gay gắt: “Đã nói đừng mua bán gì, đưa tiền cho tao có phải hơn không…”. Rồi bà nhất định không nhận dù tôi có năn nỉ thế nào. Tôi mới hiểu ra lâu nay bà không muốn tôi mua đồ là để đưa tiền cho bà. Lúc này, chồng tôi mới nói: “Anh biết tính mẹ chỉ thích cho tiền, nhưng ngại nói ra sợ em sẽ buồn nên thôi…”.
![]() |
Dù thật cố gắng, tôi vẫn thường xuyên bị tổn thương khi số tiền mình đưa biếu không được nhiều. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Biết vậy, tôi phải ra chợ năn nỉ người bán hàng nhận lại đồ để lấy tiền về đưa lại cho mẹ chồng tôi. Bà vui vẻ, hồ hởi hẳn ra. Nếu chỉ có vậy cũng chẳng sao nhưng tôi hoàn toàn bất ngờ với tục lệ nhà chồng. Đêm 30 tết, con cái phải mừng tuổi ba mẹ bằng phong bì. Do mới về làm dâu nên tôi chưa thật sự hiểu tỏ tường những quy định bắt buộc ấy. Có ít tiền dành dụm, tôi đã biếu ông bà hôm 29 tết nên cũng chẳng còn lại bao nhiêu.
Khi tiếng chuông đồng hồ điểm đến con số 12 chồng tôi nói lấy tiền ra mừng tuổi ba mẹ. Tôi nói: “Em đưa tiền biếu tết cho mẹ ngày hôm qua hết rồi, chỉ còn một ít để nhà mình xài thôi”. Chồng tôi mới giải thích: “Hôm qua là chuyện gởi tiền sắm tết, em có đưa nhiều bao nhiêu cũng kệ. Hôm nay là tiền mừng tuổi nhất định phải có”.
Thế là muốn cho cho ba mẹ chồng vui, cho chồng nở mày nở mặt với mọi người, tôi đành vét hết số tiền còn lại trong người mừng tuổi ba mẹ. Những năm sau này, tôi đã rút kinh nghiệm để dành từng khoản thật tách bạch như tiền cho ba mẹ may đồ tết, tiền đi tết, tiền mừng tuổi… Điều làm cho tôi thấy buồn không phải vì phải chi nhiều khoản tiền như thế, mà thấy tủi thân vì những lời nói, cách cư xử của mẹ chồng khi nhận tiền từ tôi.
Gia đình chồng rất đông anh em. Nếu trước đây mấy đứa em còn nhỏ chỉ mình vợ chồng tôi biếu tiền và mừng tuổi ông bà. Dù số tiền có ít một chút cũng không bị so sánh với ai. Nhưng vài năm trở lại đây, tôi thật khổ sở mỗi khi tết đến xuân, về dù khó khăn đến đâu cũng phải cố xoay xở cho được một khoản tiền để chi cho nhà chồng để khỏi “mất mặt” phần nào. Nhưng dù thật cố gắng “cái khó bó cái khôn” tôi vẫn thường xuyên bị tổn thương khi số tiền mình đưa biếu không được nhiều.
Từ 28 tết hàng năm, các em chồng tôi đã có mặt ở nhà, ngoài vợ chồng tôi là công chức quèn sống bằng đồng lương ít ỏi. Các cô chú ấy đều là dân kinh doanh buôn bán nên dăm ba triệu với họ chỉ là chuyện nhỏ. Ngoài vài triệu chúng gửi tết, tiền mừng tuổi ít nhất cũng tờ xanh (năm trăm ngàn).
Đêm 30 tết, lần lượt từng đứa con từ lớn đến bé đến trước mặt ba mẹ chúc tết và lì xì phong bao. Ông bà nhận của đứa nào là mở ngay trước mặt xem mệnh giá tiền là bao nhiêu. Theo vai vế, vợ chồng tôi phải mừng tuổi trước. Cầm chiếc phong bao tôi vừa trân trọng đưa hai tay dâng lên, mẹ chồng tôi cầm lấy xé toạc ra cầm lên 200 ngàn day day trước mặt “Có hai trăm thôi à, anh chị hai mà bèo thế? Làm anh làm ả phải ngả mặt lên cho em út làm gương…”. Tôi chỉ biết nghẹn lòng đứng như trời trồng mà không nói nổi lời nào.
Sau phần bóc và nhận xét tiền mừng của nhà tôi, tiếp tục đến chú tiếp theo cho đến hết. Mỗi khi gặp được tờ mệnh giá lớn, mẹ chồng tôi cầm đưa trước mặt tôi nói: “Ít ra cũng phải tờ xanh như thế này…”. Có đứa lì xì mỗi phong bì 2 tờ năm trăm ngàn như thế, mẹ chồng tôi vừa cười vừa khen: “Thằng T là số một, anh chị học tập em nhé!”.
Tôi cứ thầm ước ao, kinh tế gia đình khởi sắc lên một chút, để tôi cho nhà chồng thấy mình không phải con người sống ích kỉ và keo kiệt.
Nhị Huyền
" alt="Khổ vì mẹ chồng thích tiền"/>“Hai chị em là hai thái cực hoàn toàn khác nhau. Tôm không ồn ào như chị nhưng rất tình cảm và tinh ý. Bé có vú nuôi riêng từ khi mới sinh nhưng rất quấn mẹ. Mỗi khi thấy ba mẹ đi làm về là vỗ tay đòi ba mẹ bế, nếu không là khóc đòi”, Sang Lê chia sẻ.
Ở nhà hai chị em rất thích chơi với nhau, bé Đường rất nhường em và luôn thích được quanh quẩn bên em trai mình. Trong đợt dịch vừa qua, phần lớn thời gian cả gia đình không phải ra ngoài làm nên Sang Lê và ông xã có nhiều thời gian chăm và gần các con hơn.
Cả nhà thường chơi trò chơi chung, bé Đường thường dành phần thưởng của mình cho em trai.
Những hình ảnh trong lễ thôi nôi của bé Tom:
![]() |
Bé Tom tròn 1 tuổi |
![]() |
Sang Lê và bố mẹ đẻ |
![]() |
Đại gia đình người đẹp Sang Lê |
![]() |
Bà nội, bà ngoại của 2 bé Đường và Tom |
![]() |
Ông bà ngoại của 2 bé Đường và Tom |
![]() |
Người đẹp biển - MC Ninh Hoàng Ngân, doanh nhân Nhất Hương đều là bạn thân của Sang Lê. |
![]() |
Stylist Cương Lê - một người bạn thân thiết của gia đình Sang Lê |
![]() |
Ông xã Sang Lê - doanh nhân Việt Anh và con trai |
![]() |
Á hậu Đại Dương - Đặng Thanh Ngân (bên trái), Sang Lê và chuyên gia trang điểm Hy Nguyễn. |
Linh Anh
MC Thanh Phương tất bật với các chương trình trong mùa lễ hội cuối năm nhưng vẫn không quên khoe sắc trong tà áo dài đón xuân.
" alt="Con trai 1 tuổi đáng yêu, kháu khỉnh của người đẹp Sang Lê"/>Nghiên cứu “Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già” trên 2.019 đối tượng từ 30 - 44 tuổi, tại 6 tỉnh thành phố thuộc các vùng kinh tế đại diện phạm vi quốc gia do Viện Khoa học Lao động và Xã hội và Viện Nghiên cứu Y - Xã hội học phối hợp thực hiện với sự hỗ trợ của công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam cho thấy, hơn một nửa số người ở thành thị có dự định nghỉ hưu sớm ở độ tuổi 45 - 55 (52,6%), khoảng 38,93% dự kiến nghỉ hưu ở độ tuổi từ 55 đến dưới tuổi quy định.
![]() |
Tỷ lệ dự kiến nghỉ hưu theo từng độ tuổi, giới tính và khu vực |
Theo đó, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của nhóm được khảo sát, hơn 80% người nói rằng thu nhập của họ bị giảm và 65% người có thu nhập giảm trên 20%.
Mặc dù nhiều người có ý định về hưu sớm nhưng đi kèm theo mong muốn này là áp lực từ bài toán thu nhập, tiết kiệm và đầu tư trong hiện tại và tương lai.
Theo PGS.TS Giang Thanh Long - Giảng viên cao cấp Đại học Kinh tế Quốc dân, chuyên gia nghiên cứu cao cấp Viện Nghiên cứu Y - Xã hội học, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, nhóm tuổi 30 - 44 được xem là nhóm quan trọng, do không chỉ đang tăng về số lượng và tỷ lệ trong tổng dân số, mà còn là nhóm có thu nhập bình quân đầu người cao nhất.
Điều đáng chú ý là nhóm này sẽ bước sang độ tuổi "về già'' trong khoảng 15 năm nữa, đây cũng là khoảng thời gian mà Việt Nam từ thời kỳ “dân số vàng” bước sang thời kỳ “dân số già”, đồng nghĩa với gánh nặng an sinh xã hội sẽ cao hơn.
![]() |
PGS.TS Giang Thanh Long (thứ 2 bên trái sang) tại hội thảo |
Đặc biệt, đánh giá về triển vọng cuộc sống hưu trí và cuộc sống khi về già, PGS.TS Giang Thanh Long chia sẻ, mức độ tự tin về chuẩn bị cho cuộc sống tuổi già theo cả độ tuổi, giới tính và khu vực còn chưa cao, đặc biệt về mặt tài chính (đạt hơn 5/10 điểm).
Khảo sát cho thấy, nguồn tài chính để về hưu phần lớn đến từ các khoản lương hưu hoặc các khoản tiết kiệm. Dù vậy, tỷ lệ dự kiến có nguồn thu nhập từ lương hưu chưa cao, chỉ chiếm 32,43%, đi cùng đó là tỷ lệ người tham gia BHXH và kỳ vọng về thu nhập đủ sống từ hưu trí còn thấp. Thậm chí, có gần 5% người tham gia khảo sát chia sẻ rằng, không biết hoặc sẽ không có nguồn thu nhập nào khi về già.
Khảo sát cũng thể hiện mặc dù tỷ lệ mong muốn độc lập khi về già ở mức cao, nhưng tỷ lệ lên kế hoạch chỉ ở mức 28,4%. Có thể thấy, việc lên kế hoạch cho một cuộc sống hưu trí viên mãn chưa đi sát với ý định về hưu sớm.
Nâng cao nhận thức về thu nhập, tiết kiệm và đầu tư
Theo bà Trần Bích Thủy - Giám đốc Quốc gia - Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi quốc tế tại Việt Nam (HelpAge International), để chuẩn bị cho cuộc sống về hưu như mong đợi, ngoài việc chuẩn bị một sức khỏe tốt, cần phải nâng cao mức thu nhập từ việc làm. Tuy nhiên, thách thức là phần lớn những người trẻ đang có mức thu nhập thấp, thậm chí chưa đủ lo cho cuộc sống hiện tại.
![]() |
Bà Trần Bích Thủy - Giám đốc Quốc gia - Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi quốc tế tại Việt Nam (HelpAge International) |
Một thách thức khác mà TS. Nguyễn Hữu Dũng - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội lưu ý là khả năng tích lũy về thu nhập của hai nhóm người trẻ và già, khả năng tạo thu nhập sau khi nghỉ hưu của mỗi người là khác nhau. Thêm nữa, bức tranh về gánh nặng thu nhập cần làm rõ hơn khi nhiều người cao tuổi sau khi nghỉ hưu vẫn là trụ cột thu nhập của gia đình.
Do đó, thách thức của người trẻ là vừa phải tăng tốc tạo thu nhập, vừa có kế hoạch cho bài toán tiết kiệm trong dài hạn, để chuẩn bị cho kế hoạch về hưu sớm trong tương lai.
![]() |
Thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lý, tiết kiệm và xây dựng kế hoạch tài chính là 3 việc nên ưu tiên để chuẩn bị cho cuộc sống về già |
Ngoài ra, vấn đề tiết kiệm cũng là một thách thức cho người Việt nói chung hiện nay, ông Long cho biết. Thống kê ở thời kỳ dân số vàng của Nhật Bản cho thấy tỷ lệ tiết kiệm lên đến 53%, con số này được đầu tư lại vào nền kinh tế để tạo thu nhập cho tương lai. Trái lại, tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam ở thời kỳ dân số vàng hiện chỉ khoảng 28%.
Nhưng nhìn về hướng tích cực, ngày càng có nhiều người trẻ có nhận thức về việc tiết kiệm. Theo thống kê trong khảo sát trên, nhận thức của người dân hiện nay về bảo hiểm tốt hơn trước. Hơn một nửa (52,31%) người khảo sát cho rằng bảo hiểm nhân thọ là một phần tiết kiệm, đầu tư nhằm đảm bảo cho cuộc sống về già.
![]() |
Ông Phương Tiến Minh - Tổng Giám đốc Prudential Việt Nam phát biểu tại hội thảo |
Ông Phương Tiến Minh - Tổng Giám đốc Prudential Việt Nam chia sẻ, số lượng người trẻ mua bảo hiểm đang tăng nhanh trong vài năm trở lại đây. Nếu như trước đây đa phần khách hàng tham gia bảo hiểm nằm ở nhóm tuổi trên 45 thì hiện nay có khoảng 25% ở trong độ tuổi 30 - 44.
Trong khoảng 15 năm nữa, các diễn giả đều cho rằng Việt Nam cần gấp rút chuẩn bị cho tương lai dân số già với áp lực an sinh xã hội lớn. Bài toán tiết kiệm, trong đó có đầu tư, tham gia bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm nhân thọ, đều là những hướng đi cần thiết để tạo nguồn thu nhập ổn định và bền vững trong tương lai.
“Chúng ta dễ bấp bênh về tài chính khi về già nếu không có sự chuẩn bị tốt từ khi còn trẻ”, ông Long nhận định.
Dung Nguyên
" alt="‘Bài toán’ tài chính cho kế hoạch về hưu sớm của người Việt"/>